Có nhiều người bán hàng, khi phải đối diện với những khách hàng đang có tâm trạng chuyển từ khó chịu sang giận dữ, đã chọn cách của người thất bại là trì hoãn giải quyết tình hình. Theo đó, sẽ có hai khả năng xảy ra. Hoặc người khách đang giận dữ kia cảm thấy chán nản và tự giảm “nhiệt” (đây là điều mọi nhân viên bán hàng đều mong muốn, nhưng giống như mọi ước ao, nếu chỉ nghĩ thôi thì chẳng mấy khi thành hiện thực). Hoặc một khả năng nữa là khách hàng sẽ bực tức thêm tới mức, lần tiếp theo, bạn sẽ phải nghe nói về vị khách này qua lời những người cấp trên trong công ty. Bởi họ chính là những người tiếp tục phải gánh chịu sự tức giận của những người khách đó và sẽ “vui vẻ” chuyển thông tin này tới bạn.
Bài cùng chuyên mục
-
Khái niệm chất lượng mối quan hệ thương hiệu – khách hàng (brand – customer relationship quality)
-
Ý định chuyển đổi thương hiệu
-
Ảnh hưởng của chất lượng mối quan hệ thương hiệu – khách hàng lên ý định chuyển đổi thương hiệu
-
Ảnh hưởng của nhận dạng thương hiệu lên chất lượng mối quan hệ thương hiệu – khách hàng, ý định chuyển đổi thương hiệu